Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Làm sao đảm bảo chất lượng và tránh lộ lọt đề?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 cận kề nhưng sai phạm trong thi cử từ mùa thi trước vẫn chưa được xử lý dứt điểm khiến niềm tin của người dân bị ảnh hưởng không nhỏ.

“Bịt lỗ hổng” thế nào?

Mới đây, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bộ GD-ĐT” liên quan đến vụ việc vi phạm trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn Sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong khi đó, qua 1 năm Bộ GD-ĐT vẫn chưa có thông tin chính thức, đầy đủ về việc xử lý những cá nhân, tổ chức có liên quan.

Thời gian qua, các giáo viên, các chuyên gia đã chỉ ra lỗ hổng từ các khâu kiểm tra giám sát trong quá trình ra đề thi của Bộ này. Nhận định từ một giáo viên từng tham gia ra đề thi cho hay, có một số lỗ hổng mà có thể lợi dụng đề vi phạm có thể bắt đầu từ khâu xây dựng ngân hàng câu hỏi thi. Đó là xây dựng ngân hàng câu hỏi thi không theo đúng quy trình (các bước làm ngân hàng câu hỏi để cho một người biết tất cả, nếu mỗi người chỉ biết vài câu sẽ không có nguy cơ lộ ngân hàng); việc giám sát và cách tổ chức không nghiêm ngặt theo đúng quy chế, để người làm ngân hàng câu hỏi có thể lấy được câu hỏi ra khỏi khu vực ngân hàng. Đối với khâu ra đề thi, việc kiểm tra các điều kiện để làm đề thi từ ngân hàng câu hỏi, phần mềm hỗ trợ làm đề thi không nghiêm túc, đúng quy trình; rút chưa ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng; đặc biệt không tinh chỉnh từng câu một theo quy chế, nếu tinh chỉnh sẽ không thể lộ có chuyện lộ, lọt đề.

Ngoài ra, không ít chuyên gia cho rằng, kẽ hở còn ở chỗ thiết kế việc ra đề thi hoàn toàn phụ thuộc vào một số người cố định, được điều tham gia làm đề thi nhiều năm liên tục và cũng là người biên soạn, biên tập các câu hỏi trắc nghiệm để tạo ra nguồn đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các chuyên gia đề nghị Bộ GD-ĐT cần rà soát quy trình làm đề thi ở tất cả các môn thi để xem có sơ suất, sai sót ở khâu nào còn để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện, bởi kỳ thi này ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu học sinh…

Sau vụ lùm xùm đề thi môn Sinh, Bộ GD-ĐT thừa nhận có kẽ hở trong quy trình làm đề thi để cho một số cá nhân lợi dụng. Năm 2022, Bộ đã đưa ra một số giải pháp để bịt các lỗ hổng này. Mới đây, đại diện Bộ khẳng định, đã rà soát, điều chỉnh các khâu có liên quan, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, hướng tới mục tiêu các kỳ thi được triển khai chặt chẽ, hiệu quả, an toàn.

Tuy nhiên, vụ đề thi môn Sinh rõ ràng không phải là vụ tiêu cực đầu tiên liên quan đến thi cử, trước đó đã có vụ án lớn về thi THPT xảy ra tại một số tỉnh. Đáng lo ngại, hàng loạt sai phạm trong vấn đề thi cử và để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhưng sau đó vẫn tiếp tục xảy ra..

Đề thi cần tăng độ phân hóa, tránh tình trạng 30 điểm vẫn trượt

Năm nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên các trường tốp đầu cũng khó tổ chức những kỳ thi đánh giá riêng theo nguyên tắc tự chủ tuyển sinh được. Vì vậy phần lớn các trường, đặc biệt trong khối khoa học sức khỏe vẫn sử dụng chủ yếu kết quả kỳ thi THPT làm phương thức tuyển sinh chính. Chính việc này các trường kiến nghị đề thi tốt nghiệp THPT 2022 cần có tính phân hóa cao hơn, giúp các trường lựa chọn thí sinh có năng lực phù hợp vào học.

PGS.TS Lê Đình Tùng, trưởng phòng quản lý đào tạo đại học Trường ĐH Y Hà Nội  cho rằng: “Thực tế hai năm qua cho thấy tính phân hóa của đề thi THPT chưa rõ. Do vậy chúng tôi kiến nghị Bộ nâng độ khó của 30% câu hỏi trong đề thi để phân loại rõ ràng, cụ thể hơn thí sinh có học lực từ khá trở lên, từ đó giảm áp lực xã hội tránh tình trạng điểm chuẩn một số ngành quá cao. Còn lại 70% số câu hỏi trong đề thi mức độ trung bình, để tất cả học sinh trung bình suốt thời gian qua học trong điều kiện dịch bệnh có thể tốt nghiệp được”.

Tương tự, TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng: “Điều quan trọng cần điều chỉnh là độ phân hóa đề thi chứ không phải độ khó. Một đề thi tốt là đề có thể phân loại rõ ràng sức học của học sinh từ trung bình đến xuất sắc thông qua mức điểm đạt được. Nếu đề thi chỉ toàn đạt 7 điểm trở xuống hoặc phần lớn 9, 10 điểm là không phân hóa được”.

Theo TS Tấn Hạ, dù bất cứ hình thức học nào thì đề thi phải đánh giá được chất lượng người học trung bình, khá, giỏi. Đặc biệt, trong tuyển sinh, đề thi phải có độ phân hóa tốt mới có thể thuận lợi trong việc xác định điểm trúng tuyển và chọn được người học phù hợp”.

Một giáo viên tại trường THPT tại Hà Nội cho rằng, một đề thi mà hàng chục nghìn học sinh giỏi và xuất sắc cạnh tranh nhau một khoảng điểm rất hẹp là 0,5 -0,75 điểm thì làm sao có sự phân hóa, chưa nói đến yếu tố may mắn. Những năm trước thi vào ngành y, bách khoa điểm chuẩn chỉ từ 15-19 điểm nhưng giờ 30 điểm – điểm tuyệt đối mà vẫn trượt là kỳ thi có vấn đề rồi. Còn thí sinh Nguyễn Hoàng Hà kiến nghị, đề thi nên sắp xếp tuần tự câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó những câu cuối đặc biệt khó để ai thật sự giỏi mới xứng đáng được điểm 9 – 10, sẽ hợp lý hơn việc tạo ra các cơn mưa điểm 10 trong những kỳ thi trước đây.

Mới đây, ông Lê Minh Phong, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho hay, công tác chuẩn bị đề thi đã được chuẩn bị kỹ càng. Cụ thể, cơ quan này đã thực hiện rà soát ma trận đề thi của tất cả 15 môn thi, bảo đảm nội dung đề thi nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 các năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022 sẽ không đưa vào đề thi năm nay.

“Đầu tháng 6/2022, chúng tôi đã cơ bản bảo đảm cả về số lượng, chất lượng để phục vụ công tác đề thi; thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật ở tất cả các khâu, nhất là khâu lựa chọn và nhập dữ liệu câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi,” ông Phong khẳng định.

Từ bài học về những bất cập xảy ra với đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021, trong kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi thi năm nay, Bộ yêu cầu phân định rõ trách nhiệm của các cá nhân giữa các khâu: xây dựng, quản lý ngân hàng câu hỏi thi, biên soạn, biên tập, thẩm định, định cỡ, lựa chọn và nhập liệu câu hỏi thi.Trong đó ở các khâu lựa chọn, nhập liệu câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi được tăng cường biện pháp bảo mật…/.

Chuyên mục:Tin giáo dục

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Vụ lộ đề thi môn Sinh học đã dẫn đến những “nỗi oan”

17/04/2023

Trong vụ lộ đề thi môn Sinh học, một số thí sinh nhờ đó mà có điểm cao, đỗ vào các trường đại học. Ngược...

Xem thêm

Hơn 2.200 điểm thi sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

17/04/2023

Hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT vào ngày mai. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết. các nội dung dạy học được...

Xem thêm

Nghịch lý: Học nghề sơ cấp lương cao hơn cao đẳng

17/04/2023

Theo thống kê, lương trung bình của thợ bậc sơ cấp là 7,8 triệu đồng/tháng, bậc cao đẳng chỉ là 7,2 triệu đồng/tháng. Nghịch lý...

Xem thêm

Hướng nghiệp để tránh… ‘nhầm đường’

17/04/2023

Học sinh sau tốt nghiệp THCS chủ yếu chọn học tiếp lên THPT, số em chọn học nghề không nhiều. Dù đây là ngã rẽ...

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *